Tai nghe là vật không thể thiếu đối với mọi người hiện nay. Ngoài việc giúp nghe nhạc, gọi điện không làm phiền đến người khác, tai nghe còn mang đến cho bạn trải nghiệm âm nhạc sống động, chân thực hơn khi nghe loa ngoài. Tuy nhiên,vẫn còn khá nhiều bạn bị đau tai khi đeo tai nghe. Hãy cùng tìm hiểu cách đeo tai nghe không đau tai qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đeo tai nghe đúng bên
Phân biệt bên trái, phải của tai nghe thôi cũng gây khó khăn cho một số bạn. Chính vì đeo nhầm bên nên tai của các bạn thường xuyên bị đau. Hãy xác định đúng bên của tai nghe bằng cách nhìn vào kí hiệu trên tai nghe “L” là bên trái, “R” là bên phải. Trường hợp tai nghe không có ký hiệu, bạn có thể đeo thử, nếu thấy khó chịu, rơi rớt có thể đảo lại cho đúng bên.
Cách đeo tai nghe không đau tai hiệu quả
2. Nghe nhạc với âm lượng vừa đủ
Nghe nhạc với âm lượng vượt quá mức cho phép sẽ khiến các dây thần kinh thính giác trong ốc tai bị căng thẳng, gây ra đau đầu, đau tai, v.v.
Để tránh tình trạng này xảy ra, hãy nghe mức âm lượng vừa phải, từ 60 trở xuống để bảo vệ đôi tai của bạn. Ngày nay các thiết bị thông minh đều có cảnh báo mức âm lượng quá lớn có thể gây nguy hiểm cho tai, bạn chỉ cần làm theo nhắc nhở này là được.
3. Không đeo tai nghe trong thời gian dài
Đeo tai nghe trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tai. Đeo tai nghe quá lâu khiến tai bị tù bí, không lưu thông không khí, đọng nước khiến tai bị ẩm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm thuận lợi phát triển gây ra các bệnh về tai và đau nhức tai.
Bạn chỉ nên dùng tai nghe liên tục trong khoảng 60 đến 90 phút sau đó cho tai nghỉ khoảng 15 phút rồi mới tiếp tục sử dụng.
4. Chọn loại tai nghe không đau tai phù hợp
Mỗi loại tai nghe sẽ có thiết kế khác nhau và cách đeo khác nhau. Bạn nên tìm hiểu và chọn loại tai nghe phù hợp với tai mình để không bị đau tai và mang đến trải nghiệm âm thanh tốt nhất.
Tai nghe earbuds
Tai nghe earbuds là loại tai nghe có thiết kế vành nhựa, tai nghe chỉ bám ở vành tai mà không cần nhét sâu vào trong.
Cách đeo tai nghe cũng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần nhét tai nghe từ từ vào vành tai, xoay chỉnh tai nghe vừa vặn với vành tai là được.
Tai nghe in-ear
Tai nghe in-ear là loại tai nghe có thiết kế phần củ loa và ống tai nhỏ gọn. Phần đầu tai được làm bằng cao su mềm, có nhiều kích thước khác nhau dễ dàng nhét vào tai.
Cách đeo tai nghe không đau tai: Đặt đầu mút tai nghe đúng theo chiều dọc của lỗ tai, xoay tai nghe từ từ, nhẹ nhàng vào tai đến khi vừa với tai.
Cách đeo tai nghe in-ear không đau tai
Tai nghe headphone
Tai nghe headphone là dạng tai nghe chụp, có thiết kế ôm trọn tai, dùng phần đầu để đỡ tai nghe giúp tai không bị đau..
Cách đeo: Xác định đúng bên của tai nghe, vòng tai nghe qua đầu, đặt tai nghe vào tai, điều chỉnh qua lại để tai nghe nằm đúng vị trí và không gây khó chịu cho tai.
Tai nghe truyền âm thanh qua xương
Tai nghe truyền âm thanh qua xương hay còn gọi là tai nghe bone conduction, hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng rung động âm thanh qua xương, truyền thẳng đến tai trong, không cần qua ốc tai và đi đến não bộ.
Cách sử dụng: Xác định chính xác bên trái, phải của tai nghe. Vòng tai nghe ra sau cổ và móc lên vành tai sao cho phần đầu tai nghe tiếp xúc với xương thái dương. Cuối cùng là điều chỉnh tai nghe sao cho thoải mái, không rơi rớt.
Tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun Pro
5. Thường xuyên vệ sinh tai nghe
Vệ sinh tai nghe thường xuyên là cách giúp tai nghe sạch sẽ, làm vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi, nảy nở gây ra các bệnh về tai như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài,…
Bạn có thể dùng bông ẩm hoặc dụng cụ vệ sinh tai nghe chuyên dụng để vệ sinh tai nghe.
Gợi ý cho bạn : 4 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe
Kết luận
Vừa rồi là 5 cách giúp bạn đeo tai nghe không đau tai. Nếu bạn là người vừa thích vận động các bộ môn thể thao ngoài trời, vừa thích nghe nhạc lại sợ đau tai khi đeo tai nghe thì có thể tham khảo tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun Pro với công nghệ truyền âm thanh thế hệ thứ 9 cùng công nghệ chống thấm nước IP55, đồng hành cùng bạn trong mọi buổi luyện tập vất vả.